Nội dung Tân đính Luân lý Giáo khoa thư

Toàn bộ sách Tân đính luân lý giáo khoa thư được chia thành 7 chương gồm các mục như sau [3].:

STTTên chươngCác mục nhỏ
1Tổng luậnQuốc thể
Trung Hiếu
2Đối quốc (đối với quốc gia)QuốcTôn vương ái quốc (lòng yêu nước)Thủ pháp (tuân thủ pháp luật)Binh dịch (nghĩa vụ quân sự)Nạp thuế (nghĩa vụ đóng góp cho quốc gia)Tuyển cử nghị viênGiáo dục tử nữ (giáo dục trẻ em)
3Đối gia (đối với gia đình)Gia tộcPhu thê (vợ chồng)Phụ tử (cha con)Huynh đệ (anh em)
4Đối kỷ (đối với bản thân)KỷVệ sinhDũ trí (trau dồi trí tuệ)Tiến đức (phát huy đạo đức)
5Đối nhân (đối với người khác)Tôn sưKính trưởngGiao hữu (giao tiếp với bạn)
6Đối xã hội (đối với xã hội)Xã hộiCông nghĩaCông đức
7Đối thứ vật (đối với vạn vật)Bác áiĐộng vậtThực vật

Mặc dù được triển khai khá giống với cách thức và quan niệm luân lý truyền thống của Nho học theo mô thức "Tu thân, trị gia, tề quốc" về trách nhiệm và cách xử thế của từng cá nhân với môi trường chung quanh, nhưng kết cấu logic tổng thể của quan niệm luân lý có nhiều thay đổi và lồng thêm nhiều quan hệ luân lý mới, cũng như những thể thức dân chủ mới như "tuyển cử nghị viên","quyền tư hữu cá nhân"... và nhấn mạnh tới giáo dục tinh thần quốc gia yêu nước, nghĩa vụ quốc gia như một khối thống nhất những người cùng huyết thống, chứ không phải quan niệm trung quân (trung thành với vua) cũ.